Trong vườn cây luôn tồn tại rất nhiều loài thiên địch. Chúng đóng vai trò to lớn trong hạn chế dịch hại cây trồng.
1. Một số thiên địch chính
– Ong đa phôi Ageniaspis citricola ký sinh sâu non của sâu vẽ bùa.
– Ong ký sinh Cirospilus trên sâu non sâu vẽ bùa.
– Ong Tamarixia Radiata ký sinh rầy chổng cánh.
– Ong Comperiella ký sinh rệp sáp vảy.
– Ong Aphytis ký sinh trên rệp sáp vảy.
– Ong mắt đỏ Trichogramma ký sinh trứng sâu xanh bướm phượng.
– Kiến vàng Oecophylla Smaragdina tha mồi là ấu trùng một loài côn trùng bộ cánh thẳng.
– Bọ rùa chữ nhân.
– Bọ rùa 6 vệt đen.
– Bọ rùa hồng Chilocorus sp.
– Cryptonemus đang ăn rệp sáp.
– Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp ăn nhện nhỏ.
– Bọ cánh cứng ngắn Oligota sp. ăn nhện nhỏ.
– Bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. ăn nhện nhỏ.
– Bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips sp. ăn nhện nhỏ.
– Trứng bọ mắt vàng.
– Ấu trùng bọ mắt vàng.
– Kén của bọ mắt vàng.
– Trưởng thành bọ mắt vàng.
– Nhện linh miêu Oxyopes sp.
– Nấm Aschersonia gây bệnh cho bọ phấn.
2. Giải pháp lợi dụng thiên địch để quản lý dịch hại cây trồng
– Trong vườn cây luôn tồn tại rất nhiều loài thiên địch. Chúng đóng vai trò to lớn trong hạn chế dịch hại cây trồng. Lợi dụng thiên địch trong phòng chống dịch hại cây trồng theo 2 hướng như sau:
+ Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên;
+ Nhân nuôi thiên địch để thả vào sinh quần vường cây trồng.
2.1 Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên
– Khả năng hạn chế dịch hại của thiên địch tự nhiên mạnh hơn rất nhiều lần so với các thiên địch được nhân nuôi trong điều kiện nhân tạo. Lợi dụng thiên địch có sẵn trong tự nhiên để phòng chống dịch hại là một hướng chính trong nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học phòng chống dịch hại.
– Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên là dựa vào các giải pháp mang tính sinh thái nhằm làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của dịch hại do thiên địch gây ra.
* Một số nguyên tắc để bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên:
2.1.1 Để cho các loại dịch hại tồn tại ở mật độ thấp có thể chấp nhận được
Dịch hại ở mật độ thấp không làm giảm năng suất, đôi khi làm tăng năng suất do khả năng tự đền bù của cây trồng. Sự gây hại của dịch hại chỉ có ý nghĩa khi chúng đạt tới mật độ gây hại kinh tế. Mặt khác, dịch hại tồn tại ở mật độ thấp còn là nguồn thức ăn quan trọng cho thiên địch tự nhiên trong vườn cây ăn quả có múi.
2.1.2 Xác định ngưỡng hữu hiệu của thiên địch
– Một loài thiên địch dù có tiềm năng lớn trong hạn chế dịch hại, nhưng ở mật độ thấp cũng không thể hạn chế dịch hại, nhưng ở mật độ thấp cũng không thể hạn chế được dịch hại. Chỉ khi quần thể của thiên địch đạt tới một mật độ nhất định thì chúng mới hạn chế được dịch hai. Mật độ này được gọi là ngưỡng hữu hiệu của thiên dịch hại.
– Ngưỡng hữu hiệu của thiên địch là mật độ của các loài thiên địch có khả năng kìm hãm được dịch hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế mà không cần phải áp dụng bất kỳ một biện pháp trừ diệt nào khác. Ngưỡng hữu hiệu của thiên địch là đại lượng luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được xác định cho từng sinh quần cụ thể.
– Ngưỡng hữu hiệu của thiên địch cùng với ngưỡng gây hại kinh tế của dịch ại là cơ sở khoa học quan trọng trong việc sử dụng hợp lý thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
2.1.3 Áp dụng hợp lý các biện pháp canh tác
– Có nhiều biện pháp canh tác, thâm canh, vừa có ý nghĩa khích lệ hoạt động của thiên địch. Áp dụng hợp lý các biệ pháp canh tác này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, thuận lợi cho thiên địch đến cư trú và phát triển.
– Biện pháp xới xáo đất để tạo một lớp đất trên mặt vườn xốp, thoáng đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động sống của các loài bắt mồi (thuộc họ Carabidae, Staphylinidae) sống tong đất.
– Biện pháp tỉa cành tạo điều kiện thoáng, đủ ánh sách cho bọ rùa Hyperaspis phát triển với số lượng nhiêu, góp phần hạn chế rệp sáp hại cây trồng…
2.1.4 Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong vườn cây trồng
– Các loài thực vật trong vườn cây là nơi cư trú và cung cấp mật hoa, phấn ho cho thiên địch. Tuổi thọ của trưởng thành nhiều loại ký sinh kéo dài 2 – 4 tuần khi được ăn mật hoa, phấn ho và chỉ sống được 1 – 2 ngày khi không được ăn các thức ăn này. Sự hiện diện của thảm cây hoa cứt lơn Ageratum conyzoides L. và các loài thực vật khác trong vườn cây trồng tạo diều kiện tốt cho nhiều loài thiên địch phát triển.
– Bảo đảm tính đa dạng laoif thực vật trong vườn cây trồng sẽ làm tăng sự phong phú của các loài thiên địch. Do đó, các loài thiên địch dễ dàng hạn chế được sự bùng phát số lượng của dịch hại.
2.1.5 Sử dụng hợp lý thuốc hoá học bảo vệ thực vật
– Hầu hết các loài thiên địch rất mẫm cảm với thuốc hoá học BVTV. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học trong phòng chống dịch hại là biện pháp tốt nhất để bảo vệ thiên địch trên cây trồng.
– Để sử dụng hợp lý thuốc hoá học cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại và thiên địch trên cây trồng. Chưa phun thuốc hoá học khi dịch hại có mật độ thấp và có nhiều thiên địch. Chỉ dùng thuốc hoá học khi các biện pháp khác không thể kìm hãm được dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Khi dùng thuốc hoá học cần thuân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp).
– Khi phun thuốc hoá học, cần ưu tiên dùng thuốc có tính chọn lọc, tác động nội hấp, ít độc cho thiên địch, thuốc có thời gian tác động ngắn, hạn chế dùng thuốc có phổ tác động rộng, không phun toàn bộ diện tích mà phun theo băng, tránh phun đi phun lại.
3. Bổ sung thiên địch vào sinh quần vườn cây trồng
Trong thực tế dịch hại thường xuất hiện và gia tăng số lượng trước thiên địch. Để khắc phục sự chậm trễ hay thiếu hụt của thiên địch, đã tiến hành bổ sung thiên địch vào sinh quần cây trồng. Đối với cây trồng ở nước ta, việc bổ sung thiên địch được tiến hành theo 2 cách sau:
– Di chuyển thiên địch trong phạm vi khi phân bố của loài;
– Nhân nuôi và thả thiên địch để trừ dịch hại bản xứ.
3.1 Di chuyển thiên địch trong phạm vị phân bố của loài
– Đây là biện pháp di chuyển hàng loạt thiên địch có sẵn trong tự nhiên đến nơi dịch hại đã phát sinh phát triển, nhưng thiên địch của nó thì lại chưa xuất hiện hoặc chưa tích luỹ được số lượng đủ để khống chế dịch hại.
– Kiến vàng O.smaradina là loài bắt mồi tương đối phổ biến trong các vườn cây trồng ở Việt nam. Một số vườn cây trồng thâm canh thiếu vắng loài này. Nông dân đã áp dụng biện pháp để di chuyển kiến vàng từ vường có đến vườn không có kiến vàng.
3.2 Nhân nuôi và thả thiên địch để trừ dịch hại bản xứ
– Biện pháp này áp dụng khi thiếu sự trùng hợp trong phát triển của thiên địch và dịch hại. Đây là việc nhân nuôi hàng loạt các thiên địch trong điều kiện nhân tao, sau đó thả vào vườn cây trồng để phòng chống dịch hại.
– Có thể nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma để trừ các loài côn trừng cánh vảy hại cây trồng. Nhân nuôi ong ký sinh Tamarixia radiate để trừ rầu chổng cánh. Nhân nuôi bọ mắt vàng Chrysopa, bọ rùa đen nhỏ Stethorus, bọ rùa 6 vệt đen Chilomenes sexmaculatus, bọ rùa hồng Chilocorus, bọ rùa nhỏ 2 chấm vuàng Scymnus, bọ cánh cứng ngắn oligota, nhiên nhỏ Amblyseius,… để phòng chống các loài nhện nhỏ hại, bọ cánh tơ, rệp muội, rệp sáp hại cây trồng.
– Sản xuất chế phẩm sinh học từ vi khuẩn B. thuringiensis để trừ sâu hại bộ cánh vảy, chế phẩm nấm côn trùng để trừ câu cấu xanh, nấm đối kháng Trichoderma để trừ các nấm gây bệnh hại tồn tại trong đất.