Kính gửi quý bà con, hôm nay shopnongnghiep.vn xin tổng hợp cách làm giàn trồng cây leo phổ biến và kinh nghiệm làm giàn trồng cây leo để bà con tham khảo, ứng dụng vào mô hình của mình. Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn trên mạng và kinh nghiệm tư vấn và lắp đặt cho rất nhiều nhà vườn với nhiều địa hình khác nhau.
Vật dụng làm giàn
Tùy theo từng loại cây trồng, ví trí và diện tích trồng mà có thể sử dụng những loại cọc như tre, nứa, gỗ, sắt hoặc bê tông,… để làm giàn nhé. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một số loại Lưới làm giàn cây leo. Lưu ý rằng đối với những loại cây leo như bầu bí, mướp, khổ qua hay dưa leo…. thì độ cao của giàn càng cao thì cho càng nhiều trái đấy, vì vậy cần chuẩn bị những cây cọc có độ cao khoảng 1,5 – 2,5m là hợp lý.
Cách làm giàn
Giàn trồng cây phải chắc chắn và cố định để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ, giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉ lệ ra hoa đậu trái cũng cao hơn. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can rồi cắm cọc giăng lưới làm giàn cây leo.
Kiểu giàn cây leo hình chữ A
Bước 1: Cố định các cọc tre xuống đất tạo khung sườn cho của Lưới làm giàn cây leo hình chữ A. Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm hoặc lưới làm giàn cây leo, chú ý nên sử dụng loại lưới làm giàn cây leo chắc bền có thể chịu được thời tiết nắng và mưa gió ở bên ngoài.
Bước 2: Dùng các tấm lưới làm giàn cây leo vắt lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn, kéo căng và trải lưới giàn đều nhau, sau đó cố định lưới làm giàn cây leo bằng cách dùng đầu dây buộc vào khung sườn của giàn.
Kiểu giàn đứng kết hợp giàn phẳng
Ưu điểm:
- Thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí vật liệu và công
- Năng suất cao hơn các kiểu giàn khác
- Cây quang hợp tốt hơn, không bị canh tranh ánh sáng
- Thông thoáng, dễ chăm sóc khi phun, tưới, khi định hình dây leo,…
- Có thể xen canh các cây trồng tăng thu nhập
Nhược điểm
- Giàn sát mặt đất nên ẩn chứa nhiều nguy cơ nấm bệnh và sâu bệnh
- Diện tích giàn hạn chế khiến năng suất giảm trong năm thứ 2 trở đi
Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2 chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau khoảng 2 – 3m.
Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho giàn.
- Dùng dây cáp chịu lực nối các đỉnh cọc với nhau. Đầu hàng cũng nên có cọc biên chéo để cố định đầu dây, hạn chế xô cọc theo thời gian.
- Các cọc biên cắm xiên 30 độ và được đóng chắc chắn để néo dây khi giăng giàn
Bước 3: Tiến hành giăng lưới làm giàn cây leo, buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết trên – dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
Bước 4: Dùng lưới làm giàn cây leo lớn kéo trải căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho giàn. Nếu không muốn phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này.